Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013


DOANH NGHIỆP CẨN TRỌNG “ LỪA “ MẤT TIỀN HÀNG XUẤT KHẨU



Thời gian gần đây ở Biên Hòa, một số doanh nghiệp ký hợp đồng ngoại thương ở điều khoản thanh toán tiền hàng, sử dụng phương thức thanh toán bằng thư tín dụng ( L/C: Letter of Credit) do ngân hàng phía nước nhập khẩu phát hành L/C. Nhà nhập khẩu phải nộp tiền vào ngân hàng phát hành L/C, ảnh hưởng vốn và mỗi bên, bán bên mua phải trả một số khoản phí ngân hàng đáng kể khoảng gần 100 đô la.

Doanh Nghiệp Đức Thọ ở Long Binh-Biên Hòa-Đồng Nai

Tuy nhiên sau một thời gian giao dịch mua bán vài lô hàng, phía doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài chủ động đề nghị phía doanh nghiệp xuất khẩu chuyển đổi phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện TTR thay vì thư tín dụng như trước đây.

Một số doanh nghiệp do thiếu đơn hàng hay chưa nắm rõ ý đồ khách hàng hay cả tin nên đồng ý phương thức thanh toán sau khi khách hàng nước ngoài nhận được hàng mới chuyển tiền cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Tất cả quá trình thanh toán hoàn toàn do thiện chí của doanh nghiệp nhập khẩu tuy nhiên họ thường thông báo hàng lỗi mẫu mã hay kém chất lượng, chậm giao hàng hay tiêu thụ hàng khó khăn hoặc ý đồ nào đó, khách hàng nước ngoài thường tự ý giảm giá mua, chỉ chuyển dưới 100% giá trị tiền hàng như trường hợp công ty TNHH Phú Thịnh Vượng ( Tân Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai)

Thiệt hại hơn, Cty TNHH Apex ( Tam Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai) vướng 2 lô hàng xuất bán đến, nhà nhập khẩu Hàn Quốc nhận hàng, rồi không thanh toán. Công ty TNHH Apex phải nhờ Tham tán Thương Mại Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn quốc can thiệp đến khách hàng tại Hàn Quốc nhưng cũng không đòi được

Thời buổi kinh tế khó khăn cả ở một số công ty ở các nước Châu Âu , nên mới tháng qua, một số doanh nghiệp xuất khẩu ( tại Biên Hòa, Đồng Nai) cũng gánh chịu hậu qủa không nhận được tiền hàng như các trường hợp trên. Công ty TNHH Mây Vi (Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai), Công ty TNHH Tài Tiên ( Tân Biên, Biên Hòa, Đồng Nai) cũng gặp cảnh tương tự, cả hơn 1 năm họ không chi trả và không hồi âm email, không điện thoại thiệt hại gần 40.000 USD.

Ngôn ngữ, luật pháp quốc tế, khoảng cách không gian chi phí đi lại kiện tụng cao là rào cản nên doanh nghiệp xuất khẩu đành chịu .Nên chăng các doanh nghiệpxuất khẩu nên nhờ các chuyên gia tư vấn các điều khoản ngay cả khi đàmphán hợp đồng ngoại thương nếu không sử dụng  phương thức thanh toán thư tín dụng (L/C), thì ít ra sử dụng phương thức chuyển tiền Advance TT, yêu cầu trả trước vài chục % tiền hàng hoặc dùng phương thức thanh toán D/P (Document for Payment) cũng đỡ rủi ro hơn



                                                                                           Nguyễn Ngọc Tuấn




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét