Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

“NƯỚC ĐẾN CHÂN MỚI NHẢY” HAY “NHẢY TRƯỚC KHI NƯỚC TỚI CHÂN”

“NƯỚC ĐẾN CHÂN MỚI NHẢY” HAY “NHẢY TRƯỚC KHI NƯỚC TỚI CHÂN”

Tin vui là doanh nghiệp mới trong năm qua tăng dần (tăng 10,1%) dù vốn đăng ký giảm (14,7%), tuy nhiên trong quá trình Việt nam tham gia hội nhập,  doanh nghiệp luôn được khuyến cáo nên chủ  động chuẩn bị các nguồn lực  để  tiếp cận thị trường, tận dụng lợi ích thuế quan thấp, nghiên cứu tìm tòi chọn lựa phương án kinh doanh để chuẩn bị thích ứng thay đổi theo xu hướng hội nhập

Tuy nhiên nguyên Bộ trưởng thương mại Trương Đình Tuyển, thành viên đoàn đàm phán Hiệp định Xuyên Á Thái Bình Dương hiện cũng băn khoăn: doanh nghiệp chúng ta dường như trông chờ vào sự lèo lái của nhà nước để phát triển doanh nghiệp, nhưng thực chất nhà nước chỉ thể chế hóa, thiết lập môi trường kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các tổ chức cá nhân phát triển kinh doanh trên môi trường toàn cầu hóa.
Phó GS Tiến sĩ Trần Đình Thiên

Phó  Giáo  sư  Tiến sĩ Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế  trung ương trong dịp gặp gỡ doanh nghiệp Đồng nai đánh giá:  Mặt hàng gạo và hàng dệt may, thủy sản, Việt nam có lợi thế vì Thái Lan và Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới lại nhưng Thái Lan, Ấn độ không phải là thành viên tham gia Hiệp định Xuyên Á Thái Bình Dương.

Tuy nhiên hàng nông sản  sẽ bị các thỏa thuận kiểm tra chặt về  hàng rào kỹ thuật như dư  lượng thuốc  bảo vệ thực vật hay dư lượng kháng sinh trong thủy hải sản. Về hàng dệt may, các doanh nghiệp cũng phải  tính toán chuyển đổi sử dụng sợi nguyên liệu vì hiện nay Việt nam đang nhập nguyên liệu từ Trung quốc chuyển hướng sang nhập khẩu từ các nước thành viên để hưởng ưu đãi thuế quan,  rồi làn sóng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) gia tăng cạnh tranh khi  Hiệp định xuyên Á Thái Bình đạt được thỏa thuận
Gặp gỡ doanh nghiệp Đồng nai 2014

Bản thân các doanh nghiệp phải luôn chủ động tạo thế mạnh mẽ bền vững, tạo ra giá trị mới cho các hoạt động, nghiên cứu nắm  bắt xu thế thị trường, cải tiến gia tăng giá trị doanh nghiệp về nhân sự, chiến lược, thương hiệu uy tín hay tổng chuỗi dịch vụ mới để gia tăng lợi nhuận hơn là chỉ tập trung vào sản xuất sản phẩm.

Tiến sĩ Trần Đình Thiên băn khoăn khi một số  doanh nghiệp vẫn bình thản trong lúc  Việt nam đang trong tiến  trình hội nhập: vấn đề quan trọng nhất khi hội nhập không chỉ  là sự thành công ở các lần đàm phán mà quan trọng là doanh nghiệp trong nước phải chủ động chuẩn bị cho hội nhập mới mang lại hiệu qủa thiết thực lợi ích cho chính doanh nghiệp, dần dần góp phần  định vị quốc gia trên bản đồ kinh tế thế giới

Chắc Bạn cũng đồng ý rằng, thường thì chúng ta hay có thói quen là “nước đến chân mới nhảy”

Thôi thì hy vọng các doanh nghiệp “nhảy trước khi nước tới chân” để vươn tầm doanh nhân xứng đáng doanh nghiệp nhỏ nhưng không “vừa”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét